Bà bầu có thai bao lâu thì bị ốm nghén?

0
16
Bà bầu có thai bao lâu thì bị ốm nghén?
Phụ nữ có thai bao lâu thì bị ốm nghén?

Một trong những trạng thái thường thấy của các bà bầu thời kỳ mang thai, đó là ốm nghén. Trong giai đoạn ốm nghén, người phụ nữ thường rất mệt mỏi. Vậy bà bầu có thai bao lâu thì bị ốm nghén?

Hiện tượng ốm nghén là gì?

Ốm nghén là tình trạng buồn nôn, luôn muốn nôn mửa trong thời kỳ mang thai của người phụ nữ. 75% những người phụ nữ mang thai đều có biểu hiện ốm nghén buồn nôn trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất và gần 50% rơi vào tình trạng nôn mửa.

Người phụ nữ thường buồn nôn vào buổi sáng và đỡ hơn vào giữa ngày. Tuy nhiên, nhiều người lại kéo dài tình trạng này cả ngày.

Mức độ của các triệu chứng sẽ tăng lên khá rõ rệt giữa các bà bầu. Bên cạnh buồn nôn, nôn mửa, người phụ nữ còn có cảm giác thèm ăn, chán ăn, nhức đầu, chóng mặt…

Nhiều người buồn nôn nhẹ cũng cảm thấy rất mệt mỏi, kiệt sức và đau khổ.

Bà bầu có thai bao lâu thì bị ốm nghén?
Phụ nữ có thai bao lâu thì bị ốm nghén?

Có thai bao lâu thì bị ốm nghén và khi nào sẽ kết thúc?

Thường cơn ốm nghén sẽ bắt đầu ở tuần thứ 6 khi mẹ bầu mang thai. 90% phụ nữ mang thai đều ốm nghén ở 3 tháng đầu, thường từ 6 – 8 tuần đầu tiên. Đặc biệt, biểu hiện rõ rệt nhất là ở tuần thứ 4, càng về sau càng mạnh hơn.

Sang đến tuần thứ 14, các bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn bởi đây cũng gần đến cuối thời kỳ ốm nghén.

Tuy nhiên, một số phụ nữ có thời kỳ ốm nghén kéo dài hơn. Họ phải mất thêm một tháng nữa mới quay trở về bình thường.

Một lưu ý quan trọng, bà bầu cần phải phân biệt rõ ốm nghén với trào ngược dạ dày thực quản – GERD thường xảy ra trong thai kỳ. 45 – 80% trường hợp phụ nữ có thai mắc phải chứng này.

Theo khảo sát của các nhà phân tích, 52% phụ nữ mang thai có triệu chứng ở 3 tháng đầu, 24 – 40% ở 3 tháng giữa và 9% biểu hiện ở 3 tháng cuối.

Dấu hiệu chủ yếu của GERD là buồn nôn, nôn mửa, nóng ruột, hay ợ chua.

Nếu ốm nghén suốt thai kỳ có sao không?

Nếu thời kỳ ốm nghén kéo dài đến tam cá nguyệt thứ hai, thậm chí thứ 3 thì nên gặp bác sĩ. Việc ốm nghén lâu có thể khiến bà bầu mệt moit, đau khổ, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng đến thai nhi.

Nguyên nhân gây ốm nghén trong thai kỳ

Hormone Human chorionic gonadotropin – hCG. Hormone này tăng nhanh chóng trong thời gian đầu của thai kỳ. Hormone này khiến cho xu hướng buồn nôn tăng cao.

Estrogen là một nguyên nhân khác khiến các mẹ bầu ốm nghén trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên.

Sự nhạy cảm với mùi. Thông thường các mẹ bầu rất nhạy cảm với mùi như chiên xào, mỡ, mùi tanh… Nếu ngửi thấy mùi này, chắc chắn sẽ kích thích phản xạ buồn nôn và nôn mửa của mẹ bầu.

Căng thẳng. Một số phụ nữ mang thai thường có khuynh hướng lo lắng, căng thẳng. Điều này sẽ khiến họ trở nên buồn nôn hơn bình thường.

Nên làm gì trong thời kỳ ốm nghén?

Không bao giờ được để dạ dày trống rỗng. Nên ăn đầy đủ, đúng chất, đủ bữa. Thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao, carbonhydrate phức tạp như cơm, xôi đặc biệt hữu ích.

Ngồi dậy từ từ vào buổi sáng, sau khi thức thì nên ngồi vài phút, sau đó mới xuống.

Không nên ăn nhiều chất béo vì nó mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa. Tránh xa thực phẩm chua cay, các chất kích thích có gas…

Trên đây là một số thông tin giải đáp cho câu hỏi bà bầu có thai bao lâu thì bị ốm nghén. Hi vọng sau bài viết này, các mẹ bầu có thể chăm sóc tốt cho cả mẹ và con.

Xem thêm: >>> Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt ở điểm nào?