Bảng cân nặng thai nhi chuẩn xác nhất cho mẹ bầu

0
16
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn xác nhất cho mẹ bầu
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần cho mẹ theo dõi chỉ số tương ứng

Thai nhi có khỏe không, phát triển như thế nào… là điều mà các mẹ bầu luôn quan tâm. Để các mẹ không lo lắng, chúng tôi xin đưa ra bảng cân nặng thai nhi dưới đây.

Bảng cân nặng thai nhi được tính theo tuần tuổi

Mỗi thai nhi sẽ có sự phát triển riêng biệt, độc lập nên mẹ không thể so sánh cân nặng của bé này với bé khác. Tuy nhiên, giữa các bé vẫn có chuẩn mực chung để các mẹ có thể đưa ra sự so sánh tương đối. Đồng thời, mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu có người này, người kia nói con mình còn quá nhỏ.

Hãy sử dụng bảng cân nặng thai thi chuẩn dưới đây để biết chính xác con mình có phát triển bình thường hay không.

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn xác nhất cho mẹ bầu
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần cho mẹ theo dõi chỉ số tương ứng

Bảng cân nặng thai nhi này được xây dựng theo mức trung bình, tức là bé có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số liệu trong bảng. Bên cạnh đó, từ tuần thứ 8 – 20, chiều dài được đo từ đầu đến mông, do bé vẫn đang cuộn tròn trong bụng mẹ nên rất khó đo. Từ tuần 21 – 40, chiều dài được đo từ đầu đến chân, do bé đã có thể duỗi thẳng người.

Mức tăng cân cho bà bầu                                           

Ngoài bảng cân nặng thai nhi, mẹ bầu cũng nên tham khảo về mức cân trung bình tiêu chuẩn để biết mình có đang khỏe mạnh, phát triển ổn định không. Mẹ có khỏe mạnh thì bé trong bụng mới phát triển tốt được.

Thông thường, mức tăng cân của mẹ bầu được tính theo chỉ số BMI – chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức: BMI = trọng lượng/ (chiều cao)2.

Đối với các mẹ bầu trước khi mang thai, có chiều cao, cân nặng trung bình – chỉ số khối cơ thể BMI dao động từ 18.5 – 24.9 thì nên tăng khoảng 9 – 12 kg trong cả thai kỳ và chia thành các giai đoạn:

Thai kỳ đầu (trong 3 tháng đầu): 1.5 – 2 kg.

Thai kỳ giữa và cuối (6 tháng tiếp theo): 1 – 2 kg/ tháng.

Mẹ mang thai đôi có thể tăng cân dao động từ 16 -20 kg.

Mẹ bầu thừa cân thì tăng ít hơn, kỳ thứ nhất có thể là 1 kg và tuần sau đó chỉ nên tăng 200 – 300 gam/ tuần.

Mẹ bầu thiếu cân thì tăng khoảng 2.5 kg/ thai kỳ đầu và 500 – 600 gam/ tuần kế tiếp.

Với những chỉ số này, mẹ bầu nên ăn uống điều độ, tránh bị tăng nhiều cân hoặc bị giảm cân, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Mẹ bầu tăng nhiều cân hoặc tụt cân nhanh có thể gây nguy cơ tiểu đường, sinh non, khó sinh, thai nhi kém phát triển…

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Ăn đa dạng, đủ chất

Mẹ bầu cần ăn nhiều hơn bình thường, cụ thể ở các tháng cuối để đảm bảo năng lượng để nuôi con. Mẹ cần ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn sau: bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ – vitamin và khoáng chất.

Ăn thành nhiều bữa nhỏ

Theo chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên ăn 3 bữa chính là 3 bữa phụ. Nó giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, giảm thiểu tình trạng nghén và kiểm soát được cân nặng.

Nhai chậm

Không nên vừa ăn vừa xem TV, điện thoại. Nhai thật chậm, thật kỹ để chất dinh dưỡng ngấm hơn.

Uống đủ nước

Uống đủ nước khiến cơ thể hoạt động trơn tru hơn, ngăn chặn cơn thèm ăn của mẹ.

Trên đây là bảng cân nặng thai nhi và chế độ chăm sóc cho mẹ bầu. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

>>> 9 thực phẩm nuôi thai nhi cao lớn dài chân, thông minh từ trong trứng