Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Bé bị hăm tã phải làm sao?

0
13
be bi ham ta
Bé bị hăm tã

Theo các số liệu thống kê, trung bình cứ 4 bé thì sẽ có 1 bé bị hăm tã. Hăm tã khiến các bé quấy khóc vì cảm thấy khó chịu. Do đó, các bậc phụ huynh cần nắm rõ được những phương pháp để chăm sóc cũng như phòng ngừa. Vì vậy, bài viết dưới đây của Bao Phu Nu sẽ cùng các chuyên gia giải đáp cho câu hỏi bé bị hăm tã phải làm sao?

Những nguyên nhân khiến bé bị hăm tã

Trước khi giải đáp cho câu hỏi, bé bị hăm tã phải làm sao. Mời các bạn cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra hiện tượng này để có giải pháp tốt nhất nhé. 

nguyen nhan khien be bi ham ta
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị hãm tã

Bé bị hăm tã có thể do một số nguyên nhân sau: 

  • Nguyên nhân đầu tiên là do vùng hăm của trẻ là môi trường luôn bị ẩm ướt.
  • Một số thực phẩm trẻ hấp thụ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã.
  • Da của một số trẻ bị dị ứng với các thành phần, chất liệu của tã lót hoặc tã lót thô cứng, cọ xát gây tổn thương lên vùng da của bé. 
  • Một số phụ huynh lạm dụng phấn rôm cũng khiến bé bị hăm tã phải làm sao.

Dấu hiệu khi trẻ bị hăm tã

Để tìm hiểu câu trả lời cho bé bị hăm tã phải làm sao, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ hơn về những dấu hiệu trẻ bị hăm tã để đưa ra những giải pháp tốt nhất.

tre bi ham ta phai lam sao
Trẻ bị hăm tã thường cảm thấy khó chịu, đau rát
  • Khi trẻ bị hăm tã, xung quanh bộ phận sinh dục da thường bị đỏ, kèm theo mùi khai.
  • Vùng da đỏ sẽ xuất hiện đầu tiên ở hậu môn và lan dẫn đến mông và đùi.
  • Trường hợp tệ hơn, vùng da hậu môn có thể loét đỏ, chảy nước hoặc máu, dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng.
  • Bé sẽ bị đau rát, khó chịu nhất là khi vệ sinh xong, nước tiểu dính vào da gây đau đớn. 
  • Bé khóc quấy, kém ăn, ít ngủ và thường bị giật mình, khóc thét lên.
  • Đỏ da ở vùng quấn tã, xung quanh bộ phận sinh dục kèm theo mùi khai.
  • Đầu tiên vùng da đỏ ở hậu môn sau lan dần ra tới mông, đùi.
  • Nặng hơn nữa da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu dẫn tới nhiễm khuẩn.
  • Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.

Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị hăm tã phải làm sao?

Khi trẻ bị hăm tã, các bậc phụ huynh thường rất lo lắng vì con đau đớn, quấy khóc. Tuy nhiên, các bạn cần bình tĩnh để chăm sóc cho bé vì hăm tã là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ. 

be bi ham ta bo me lam gi
Cách xử lý khi bé yêu bị hăm tã
  • Khi bé bị hăm tã phải làm sao, các phụ huynh cần lau người cho bé thật khô sau khi tắm, rồi mới quấn tã. 
  • Hạn chế bôi phấn rôm với liều lượng lớn, gây bít tắc lỗ chân lông, là cơ hội cho vi khuẩn phát triển. 
  • Tập trung vệ sinh sạch sẽ vùng da ở bẹn, sinh dục ngoài.
  • Chọn loại khăn không có mùi, cồn để vệ sinh cho bé. 
  • Thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời khi tã lót của trẻ bị ẩm ướt. 
  • Một số trường hợp có thể sử dụng kem chống hăm để phòng ngừa.
  • Lưu ý: Sau vài ngày, nếu tình trạng hăm tã có trẻ không có dấu hiệu giảm hoặc diễn biến tệ hơn, xuất hiện mụn mủ ngoài da, loét da, lan đến các vùng da khác,… cần đưa bé đến các cơ sở y tế thăm khám ngay.

Bé bị hăm tã phải làm sao là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm và lo lắng. Do đó, nắm được các nguyên nhân, triệu chứng cũng như giải pháp để ngăn ngừa và chữa trị tình trạng này là điều bất kỳ phụ huynh nào cùng cần quan tâm. Hy vọng với những chia sẻ qua bài viết trên đây, các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích để chăm sóc thật tốt cho con em của mình!