Đối với những người lần đầu được làm mẹ, việc chăm sóc con là điều rất bỡ ngỡ và vụng về. Bởi khi bé được tiếp xúc vớ môi trường bên ngoài cơ thể mẹ, sẽ rất bỡ ngỡ phải thích nghi với mọi vật, tự thở và cảm nhận được thời tiết nóng và lạnh. Để phát triển và bảo vệ được sức khỏe cho con. Hôm nay Bao Phu Nu sẽ chia sẻ đến độc giả các cách chăm sóc con mới sinh.
Cách chăm sóc con những ngày đầu tiên
Có lẽ khi mới sinh ra, đây chính là những khoảng thời gian quan trọng nhất khi trẻ chưa đến đầy tháng tuổi. Bởi theo khoa học việc trẻ bị tử vong nếu không được chăm sóc chu đáo chiếm đến 50%. Bởi giai đoạn này thần kinh và sọ của trẻ bị ức chế vì ngủ nhiều nên trẻ chỉ dậy khi đói hay thay tã, cần sự quan tâm từ bố mẹ và gia đình.
Khi trẻ mới sinh ra, cần giữ ấm cho cơ thể để tránh hạ thân nhiệt của bé. Trong thời gian dài sẽ tạo lượng vi khuẩn tấn công đến sức khỏe của trẻ và tạo ra nhiều bệnh. Các mẹ cần để con nằm chung với mẹ không chỉ kết nối được tình mẫu tử mà còn truyền được hơi ấm từ mẹ sang con để mọi chuyện không có vấn đề gì xảy ra. Khi con trong bụng mẹ, con đã được cung cấp về dinh dưỡng từ máu qua nhau thai. Chính vì vậy khi chào đời, bé dễ bị đói và rét khi chưa quen với mọi thứ xung quanh cần sưởi ấm cơ thể để chống đỡ được thời tiết.

Sữa mẹ chính là thức ăn tốt nhất về sự phát triển của con trong giai đoạn này. Chính vì vậy các mẹ hãy cung cấp cho cơ thể những dinh dưỡng tốt bồi bổ để tăng sữa về cho con bú. Nên để con bú đến 6 tháng tuổi, bởi sữa của mẹ chính là nguồn thức ăn dinh dưỡng nhất, nên cho con bú ngay sau khi sinh tỷ lệ viêm phổi và tiêu chảy sẽ rất thấp.
Những biểu hiện sinh lý bình thường gặp ở trẻ mới sinh như: phân có màu xanh không mùi, đi ngoài ra phân su,… Nếu quá 2 ngày chưa thấy trẻ đi ngoài thường xuyên khó thở, sặc sữa, khóc nhiều, ngủ li bì,.. ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức để có định hướng xử lý kịp thời.
Cách chăm sóc con khi đầy tháng
Khi cho con ăn
Khi mới chào đời, phản xạ đường tiêu hóa của con còn non, nên cần sự hỗ trợ từ mẹ. Việc ăn không đúng cách trẻ sẽ bị ọc sữa hay nôn sẽ rất nguy hiểm đến phổi. Các thao tác cho con ăn hạn chế bị trớ và nôn cần bế đứng và khum tay vỗ nhẹ vào lưng để con ăn. Khi ngủ cần cho con nằm đầu cao hơn 1 chút hoặc nằm nghiêng để giảm nguy cơ hít sặc. Tuyệt đối không cho con nằm sấp nhé.
Tắm cho con
Trẻ sơ sinh khi chưa đầy tháng điều rất dễ bị nhiễm trùng chính là đường rốn. Cần vệ sinh hằng ngày bằng nước muối sinh lý, lau khô không bôi bất kỳ điều gì lên rốn của con. Để rốn con được thoáng đãng để mau rụng rốn. Ba mẹ cần nên chuẩn bị kỹ quần áo, bỉm, khăn lau, tã, thuốc nhỏ mắt mũi,.. trước khi cho con tắm. Vệ sinh sạch sẽ tắm cho con bằng nước cốt chanh, tuyệt đối không nên sử dụng các loại sữa tắm cho trẻ khi mới sinh. Sau khi tắm cần lau khô cho con và bôi kem hăm cho con nhé.
Mặc quần áo và thay tã đúng cách
Nhiều bà mẹ sợ con lạnh nên đội mũ liên tục kể cả là ngày hay đêm, tuy nhiên điều này không tốt cho con đâu. Khi trẻ mới sinh ra, thường thoát nhiệt qua da dầu nên ba mẹ cần lưu ý sau gáy con. Khi thời tiết nóng chỉ cần cho con đội một chiếc mũ che thóp khi đi ra ngoài, còn ở ngoài để đầu bs được thông thoáng tránh tình trạng mồ hôi ra nhiều ngứa ngáy.

Nên lộn trái quần áo cho con để tránh những đường chỉ ảnh hưởng đến da của bé. Da của trẻ ở những tháng đầu rất nhạy cảm, nên các mẹ hãy lưu ý. Việc quấn tã cho con chật quá hay lỏng quá cũng đều rất cần thiết. Các mẹ hãy lưu ý những điều trên để con có được giấc ngủ ngon hơn nhé.
Vệ sinh mắt, lưỡi, mũi cho con
Tuyệt đối không nên cho con tiếp xúc với những điều dưới đây để tránh dị ứng với làn da còn non nớt:
- Không để con tiếp xúc với các loại xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm.
- Luôn giữ con ở nhiệt độ thích hợp.
- Không sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt của người lớn cho trẻ nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh chỉ cần rửa mắt bằng nước muối sinh lý để vệ sinh cho con hỏi ghèn và nước mắt.
- Để con sử dụng những loại khăn riêng như khăn tắm, khăn lau mặt,…
Trên đây là một số các cách chăm sóc con mới sinh các ông bố bà mẹ cần lưu ý. Nếu chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm có thể nhờ sự trợ giúp từ ông bà nội, ngoại để đảm bảo được cho bé sự phát triển tốt nhất.