Khi mùa hè tới trẻ sơ sinh thường sẽ có các nguy cơ bị hăm tã cao. Nhưng có lẽ nhiều các ông bố bà mẹ không biết rõ được các cách trị hăm tã sao cho phù hợp với trẻ nhỏ và điều này sẽ khiến cho tình trạng của bé ngày càng lớn hơn. Chính vì vậy, hôm nay phunu sẽ chia sẻ đến với độc giả các cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh.
Contents
Hăm tã ở trẻ nhỏ và những khó chịu làn da của bé
Hăm tã ở trẻ nhỏ chính là một trong những nỗi lo lắng ám ảnh đến cho các bà mẹ. Mức độ hăm tã không bị ảnh hưởng nhiều nhưng nó sẽ khiến cho trẻ cáu gắt, khó chịu và ngủ không được ngon rất. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của bé trong những tháng đầu. Hăm tã sẽ ảnh hưởng nhiều đến làn da của bé dễ ngứa, nổi mẩn và điều này sẽ làm cho bé quấy khóc.

Vậy phải làm như thế nào để tránh được những tình trạng hăm tã và có lẽ đây cũng là mối lo ngại đầu tiên ở các gia đình trẻ mới lập gia đình. Một số những triệu chứng chính biểu hiện của hăm tã hay còn gọi là phát ban ở trẻ từ 8 đến 12 tháng dưới đây:
- Các vùng quấn tã, bỉm xung quanh bộ phận sinh dục sẽ đỏ và kèm theo mùi khai từ hậu môn sau đó lan ra các vùng xung quanh như mông, đùi.
- Nếu như hăm tã ở mức độ nặng hơn sẽ chuyển sang loét và chảy nước, có mủ.
- Bé hay quấy khóc và chán ăn, đi ngoài và khó ngủ, khó chịu.
Nguyên nhân chính khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị hăm tã
Đa số các nguyên nhân sẽ là do các biểu hiện của phân hay nước tiểu của bé đọng lại quá lâu. Các mẹ không vệ sinh sạch sẽ cho trẻ và có thể do mẹ mặc tã cho bé bị ẩm ướt hay tã mất vệ sinh,… Ngoài ra cũng có thể tùy theo một số những nguyên nhân khác như da bé bị kích ứng với các chất liệu của tã, quấn tã quá chặt hoặc bị tiêu chảy kéo dài, cũng sẽ ảnh hưởng đến da của bé.
Những dấu hiệu hăm tã ở trẻ nhỏ
Hăm tã là một trong các dấu hiệu khiến cho trẻ nhỏ khó chịu và có thể sẽ dẫn đến sức khỏe sinh hoạt của bé. Tuy nhiên hăm tã cũng sẽ chia ra làm 5 cấp độ từ thấp đến cao tùy thuộc vào độ nặng nhẹ. Dưới đây là một số những giai đoạn có biểu hiện của bệnh các mẹ cần lưu ý:
Cấp độ 1
Đây là cấp độ nhẹ nhất bởi nó sẽ chỉ có những dấu hiệu như ửng đỏ ở diện tích nhỏ dưới mông của trẻ. Xuất hiện các vết mụn nhỏ quanh khu vực mặc tã, mặc dù bị ửng đỏ nhưng vẫn khô ráo và bị ẩm ướt.

Ở cấp độ này, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp bằng các bôi các sản phẩm kem trị hăm cho trẻ để điều trị dứt điểm được hăm tã mà không bị ảnh hưởng sang xung quanh
Cấp độ 2
Khi da bé xuất hiện các vết ửng ở diện tích nhỏ nhưng sẽ xuất hiện nhiều và từng khoanh trên da, rải rác trên da của bé.
Cấp độ 3
Ở cấp độ 3 vết hăm sẽ lan ra rộng hơn và có các nốt mẩn đỏ ở da của bé. Vết hăm đậm và rõ nhất cũng như độ dày của vết hăm cũng đặc hơn.
Cấp độ 4
Ở cấp độ 4 trên da sẽ xuất hiện những vết hăm rõ rệt và nhiều hơn. Có thể sẽ khiến cho các nốt sần trên da, sưng và có thể xuất hiện cả mụn, mủ dễ nhiễm trùng.
Cấp độ 5
Đây là cấp độ nặng nhất bởi các vết hăm được xuất hiện trên da ở diện tích lớn. Khi da sưng và phù thì các vết sần trên da cũng sẽ có mủ và dẫn đến việc viêm da nặng ở trẻ nhỏ. Với cấp độ này, các mẹ khi chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi con có thể cho con đến bệnh viện để kiểm tra.
Cách chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh
Các mẹ có thể sử dụng các thuốc bôi trị hăm tã ở trẻ nhỏ để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn cũng như nấm gây ảnh hưởng đến bệnh hăm tã. Để ngăn ngừa được điều trị dị ứng và phát ban do bỉm hay tã của bé.

Sử dụng các loại thuốc bôi hoặc các thuốc điều trị dưới lời khuyên của bác sĩ. Các mẹ có thể đến các địa điểm nhà thuốc uy tín hoặc hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ để được cho thuốc đúng với từng cấp độ của bệnh hăm tã.
Lưu ý:
- Không nên sử dụng phấn rôm cho trẻ khi đang trong thời gian bị hăm.
- Không sử dụng các loại khăn ướt thơm, hay có các thành phần làm dị ứng cho trẻ.
- Nên giữ vệ sinh, rửa sạch cho bé sau khi đi vệ sinh để đảm bảo được sức khỏe cho làn da của bé.
Cách sử dụng kem bôi trị hăm tã hiệu quả
- Đầu tiên các mẹ rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi đi tiểu.
- Các mẹ nên rửa sạch tay trước và sau khi bôi thuốc và thay tã cho trẻ.
- Thay tã, bỉm thường xuyên và sử dụng bỉm, tã phù hợp với da của bé, nếu như thấy bé không hợp có thể đổi bỉm, tã khác.
- Để mông thoáng mát trong ngày.
- Sử dụng nước ấm lau mông, bẹn cho bé bằng khăn xô. Có thể rửa bằng sữa tắm cho trẻ sau khi đi vệ sinh để được vệ sinh sạch sẽ nhất.
- Bôi các kem lên vùng hăm và để mông bé được khô thoáng.
- Nếu có những biểu hiện khác, các mẹ cho bé tới gặp bác sĩ.
Trên đây là một số những dấu hiệu và các cách chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh. Các mẹ nên để ý các dấu hiệu lạ trên da bé để đảm bảo cho bé không bị ảnh hưởng khi cấp độ hăm tã nặng lên. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích đến cho người đọc.