Cách chữa nhiệt miệng cho cả gia đình mẹ cần nhớ

0
16
Cách chữa nhiệt miệng cho cả gia đình mẹ cần nhớ
Cách chữa nhiệt miệng bằng những nguyên liệu đơn giản cho cả gia đình

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà là một trong những vấn đề mà mẹ cần lưu ý để chăm sóc cho cả gia đình. Dưới đây là một số cách chữa nhiệt miệng đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.

Nhiệt miệng là bệnh có nguy cơ lây lan do dùng chung đồ dùng sinh hoạt hàng ngày hoặc do di truyền. Phụ nữ thường có nguy cơ mắc cao hơn đàn ông.

Nhiệt miệng là hiện tượng xuất hiện vết loét nhỏ, nông ở mô mềm trong má hoặc trên môi, dưới lưỡi hoặc trên nướu.

Vết nhiệt thường có hình tròn, màu trắng ngà, xung quanh đỏ. Bạn có thể sẽ có cảm giác ngứa, rát trước khi vết nhiệt xuất hiện. Trong quá trình nhiệt, người bệnh thường đau nhức, đặc biệt khi ăn hoặc nói.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể xuất hiện dưới một số nguyên nhân sau:

Vô tình cắn vào mô bên trong má.

Ăn nhiều thực phẩm nóng, chua, cay, chứa nhiều gluten.

Thay đổi nội tiết tố.

Thiếu vitamon, kẽm, axit folic hoặc sắt.

Do virus ức chế miễn dịch như HIV hoặc AIDS.

Thường xuyên căng thẳng, áp lực.

Cách chữa nhiệt miệng cho cả gia đình mẹ cần nhớ
Cách chữa nhiệt miệng bằng những nguyên liệu đơn giản cho cả gia đình

Cách chữa nhiệt miệng cho cả gia đình

Hầu hết các vết nhiệt thường rất nhỏ, sẽ tự mất. Nhưng trong quá trình nhiệt, người bệnh sẽ vô cùng khó chịu. Dưới đây là một số cách chữa nhiệt miệng.

Tự pha nước súc miệng

Chuẩn bị baking soda, nước ép lô hội, nước ấm. Sau đó pha theo tỷ lệ 1 muỗng cà phê baking soda – 2 muỗng nước ép lô hội – một nửa cốc nước ấm.

Mỗi tối nhấp một ngụm nhỏ và súc trong miệng khoảng 10 giây.

Chườm lạnh

Bạn có thể ngậm một viên đá nhỏ để làm dịu vết nhiệt. Độ lạnh của đá sẽ làm xoa dịu, đồng thời ngăn cản máu đến vết loét của nhiệt. Đá có tác dụng giảm sưng hiệu quả.

Chế độ ăn uống

Hạn chế ăn đồ nướng, rán, cay, chua. Hãy ăn nhiều rau củ và hoa quả để giải nhiệt hơn.

Cung cấp thêm vitamin B

Vitamin B12 có tác dụng chữa nhiệt miệng, ngăn ngừa tái phát bệnh. Bạn chỉ cần uống 1 mg/ ngày, 2 lần/ ngày trong vòng 6 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bổ sung chất sắt

Bạn có thể bổ sung chất sắt hàng ngày để ngăn chặn bệnh nhiệt miệng cũng như tốt cho cơ thể hơn.

Ăn sữa chua

Sữa chua cực kỳ tốt cho việc chữa bệnh nhiệt miệng. Lợi khuẩn trong sữa chua sẽ chữa lành vết thương, làm dịu đi vết lở loét trong miệng.

Súc miệng dung dịch DGL

Bạn nên súc miệng dung dịch DGL 4 lần/ ngày để giảm đau nhiệt miệng. Bạn có thể trộn một nửa thìa cà phê DGL với một phần tư cốc nước, súc miệng 4 lần/ ngày để giảm cơn Đu.

Giấm táo

Pha giấm táo với nước ấm và súc miệng mỗi ngày cũng là cách chữa nhiệt miệng hiệu quả. Giấm táo có chứa acetic, diệt khuẩn hiệu quả.

Nước oxi già

Dùng bông gòn thấm nước oxi già loãng vào vết nhiệt. Lưu ý không ăn, hoặc uống gì sau 1 giờ đồng hồ bôi nước oxi già vào miệng.

Chè

Đắp túi chè ướt vào vết nhiệt sẽ giúp bạn giảm đau và viêm hiệu quả. Bởi trong chè có chứa tannin rất tốt cho việc giảm sưng nhiệt.

Trên đây là những cách chữa nhiệt miệng với những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm. Nếu nhiệt kéo dài, không thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ để điều trị tốt nhất.

>>> Dấu hiệu bệnh sởi cần nhận biết trong mùa dịch