Chu kỳ kinh nguyệt là vấn đề được các chị em quan tâm vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản vậy chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày nào?
Chu kỳ kinh nguyệt là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe, khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Tử cung là một bộ phận trong cơ quan sinh sản có hình quả lê, đáy hướng vào ổ bụng nằm ở vùng bụng dưới giữa bàng quang và trực tràng, trong buồng tử cung được phủ bởi một lớp niêm mạc gọi là niêm mạc tử cung và lớp này sẽ bong ra hàng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi chị em sẽ có một chu kỳ riêng thông thường khoảng từ 26- 32 ngày tùy cơ địa.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn rơi vào khoảng 30 ngày thì đó là một chu kỳ hoàn toàn bình thường. Kinh nguyệt có tính chất chu kỳ đều đặn hàng tháng là do có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, trật tự và phức tạp của hệ thống nội tiết sinh sản bên trong cơ thể người phụ nữ bao gồm: vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng. Khi có một rối loạn bất kỳ của quá trình hoạt động này sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt cũng như ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Vậy chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày nào?
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ này đến ngày đầu hành kinh của chu kỳ kế tiếp.
Buồng trứng:
Một chu kỳ sẽ bắt đầu từ khi nang noãn hình thành trong buồng trứng trải qua qua trình sàng lọc chọn ra môt nang (hiếm khi có 2 – 3 nang) có đủ điều kiện để phóng noãn chu kỳ này thường sảy ra trong vòng 12-14 ngày, thường là ngày thứ 16 của chu kỳ 30 ngày.
Giai đoạn phóng noãn, noãn đã đủ điều kiện chín và phóng ra khỏi buồng trứng lớp vỏ ngoài của noãn gọi là hoàng thể khi gặp được tinh trùng sẽ sảy ra quá trình thụ tinh hoàng thể tiếp tục phát triển và tạo nên quá trình thai nghén ở phụ nữ, noãn không được thụ tinh sau 14 ngày sẽ thoái hóa và gây nên hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ.
Tử cung:
Tương ứng với giai đoạn sàng lọc nang noãn ở buồng trứng giai đoạn đầu niêm mạc tử cung sẽ dày lên khoảng 5-6cm để chuẩn bị cho quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh.
Giai đoạn tương ứng với giai đoạn phóng noãn ở buồn trứng, niêm mạc tử cung dày lên để chờ trứng đã thụ tinh di chuyển đến làm tổ, tuy nhiên khi trứng không được thụ tinh sẽ thoái hóa rơi và tử cung kéo theo các lớp miêm mặc tử cung bong ra theo tạo ra hiện tượng hành kinh hàng tháng.
Khi chị em có chu kỳ bất thường như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt đó là dấu hiệu báo hiệu bạn đang có vấn đề về cơ quan sinh sản, bị bệnh phụ khoa…
Chị em nên tham khảo một số cách chữa trị tại nhà hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn, ngoài ra nên có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để có một chu kỳ đều đặn và khỏe mạnh.