Mật ong là một dược liệu quý được thiên nhiên ban tặng cho loài người. Nhân loại ngay từ khi mới ở thời kỳ săn bắt đã biết sử dụng mật ong làm thực phẩm và chữa trị một số bệnh. Còn quế, theo Đông y là dược liệu không thể thiếu trong một số toa thuốc.
Tác dụng không thể ngờ tới của quế và mật ong
Thế nhưng, phối hợp hai loại dược liệu này với nhau lại có những tác dụng không ngờ và có thể trị được nhiều thứ bệnh. Dưới đây là những bài thuốc đơn giản sưu tầm được với dược liệu chính là quế và mật ong:
– Chữa trị chứng đau khớp: Dùng vài muỗng mật ong pha với ít bột quế cùng nước ấm. Sử dụng hỗn hợp ấy xoa bóp lên chỗ đau rất có hiệu quả. Nếu uống đều đặn hàng ngày thì tác dụng tốt đối với người đau khớp kinh niên.
– Viêm bàng quang: dùng 2 muỗng bột quế trộn với một muỗng mật ong, pha vào nước ấm để uống
– Giảm cholesterol: hỗn hợp 2 muỗng mật ong, 3 muỗng bột quế và nước trà ấm có thể giúp người có hàm lượng
cholesterol cao trong máu giảm xuống trong vòng vài giờ. Nếu có cholesterol kinh niên thì nên dùng 3 lần mỗi ngày.
– Trừ cảm lạnh, ho: dùng hỗn hợp 1 muỗng mật ong pha với 4 muỗng bột quế, ngày uống 3 lần.
Tăng cường sinh lực: Đông y ngày trước đã biết mật ong có thể giúp tăng trưởng lượng tinh trùng cho đàn ông, thậm chí có thể giảm được nhiều chứng bệnh về sinh lý. Nếu bạn chỉ bị bệnh nhẹ thì hỗn hợp mật ong và bột quế cũng trợ giúp cho bạn tăng cường được sinh lực.
– Bị đầy hơi: lấy một ít quế trộn với 2 muỗng mật ong, dùng trước khi ăn cơm. Hỗn hợp này sẽ giúp dạ dày giảm bớt acid dịch vị và làm ngon miệng. Riêng mật ong pha với vài dược liệu rẻ tiền khác như nghệ cũng là vị thuốc chữa trị bệnh loét dạ dày, đầy hơi của dân gian từ lâu đời nay.
– Ngăn ngừa rụng tóc: người bị chứng rụng tóc hoặc hói đầu có thể dùng dầu oliu nóng pha trộn với 1 muỗng mật ong, 1 muỗng bột quế, thoa lên đầu khi còn ấm rồi để nguyên khoảng 15 phút trước khi gội. Thực hiện thường xuyên bài thuốc này sẽ giúp cho da đầu và bộ tóc phát triển tốt.
– Trị hôi miệng: thay vì bạn dùng loại thuốc súc miệng hoặc nhai kẹo cao su, mỗi buổi sáng nên súc miệng với hỗn hợp nước nóng có pha mật ong và bột quế.
Từ khi dược phẩm mang tên Aspirin ra đời đã có tiếng vang khắp thế giới và một thời gian được xem là “thần dược” chữa trị các chứng bệnh về cảm cúm, viêm đau, vv… Cho đến ngày nay, y học đã tiến bộ nhiều nhưng nhiều người ở nước Tây phương vẫn còn thói quen uống aspirin thường xuyên.
Thật sự, aspirin có nhiều tác dụng tốt nhưng cũng không ít tác dụng phụ có hại, nhất là đối với người có bệnh về dạ dày. Do đó, tìm hiểu lợi và hại của aspirin sẽ giúp cho mọi người nhận thức đúng đắn hơn về công năng của nó, giúp cho việc sử dụng mang lại hiệu quả tốt.
Đặc tính chung của aspirin là loại thuốc không cần đến toa bác sĩ và chứa các dược phẩm cùng với hoạt chất
Acetylsacylic acid. Aspirin thuộc nhóm dược phẩm hạ nhiệt, giảm đau, kháng viêm không có steroid. Aspirin thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, giảm sưng, bị đau vì viêm hoặc thấp khớp.
Ngoài ra, aspirin còn được áp dụng để ngăn ngừa chứng huyết khối trong tai biến tim mạch. Theo sự nghiên cứu thì aspirin còn có thể giảm được nguy cơ ung thư đại tràng, ung thư thực quản ở mức độ nào đó nhưng chưa được các nhà nghiên cứu khẳng định.
Ngay ở Việt Nam, cũng không ít người vừa cảm thấy “khó ở” hay đau nhức là lập tức mua aspirin về uống. Thật sự, aspirin không tác hại nhiều nhưng uống đúng liều lượng và đúng bệnh vẫn tốt hơn uống bừa bãi. Chỉ khi nào biết chắc mình bị đau nhức, sốt hoặc sưng vì viêm mới nên uống, thời gian giữa hai lần cũng không nên dưới 4 giờ để tránh quá liều. Trường hợp uống vài ngày không thấy hiệu lực thì không nên uống tiếp mà phải đi bác sĩ để có cố vấn chính xác.
Liều lượng và cách dùng được các nhà y học khuyến cáo như sau:
– Người lớn: liều tối đa là 3.000mg mỗi ngày, chia làm 6 lần, mỗi lần 50mg và thời gian cách nhau tối thiểu 4 giờ đồng hồ.
– Người cao tuổi, già yếu: liều lượng khoảng 2.000mg mỗi ngày, cũng chia làm 4 lần uống, mỗi lần 500mg.
– Trẻ em từ 11 đến 15 tuổi: liều lượng khoảng 50mg cho mỗi kilo cân nặng cho một ngày, chia làm 3 đến 5 lần.
– Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không được dùng hoặc chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Nên uống thuốc aspirin khi bụng no, tốt nhất là theo bữa ăn.
Người dùng thiếu nhận thức dễ dẫn đến quá liều, biểu hiện bằng trạng thái ù tai, nôn mửa, hoa mắt, choáng váng, sốt hoặc thở sâu. Nhiều trường hợp có ảo giác, hoặc hôn mê, cần đưa đi bác sĩ hay bệnh viện để điều trị kịp thời. Các bác sĩ cũng thường khuyến cáo không nên dùng aspirin trong những trường hợp sau đây:
– Người dị ứng với ASA và các salicylat hoặc dị ứng với thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid khác.
– Người bị viêm loét dạ dày tá tràng đang tiến triển.
– Các bệnh có tình trạng xuất huyết.
– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
– Đang dùng thuốc chống đông máu, methotrexate.
– Không được dùng chung với tetracylin.