Mổ đẻ ngôi ngược hay còn gọi là sinh ngược một số mẹ bầu nên biết

0
16
Mổ đẻ ngôi ngược hay còn gọi là sinh ngược một số mẹ bầu nên biết

Hiện nay các ca ngôi ngược ngày càng nhiều và hình thức được các mẹ bầu lựa chon khi gần đến ngày sinh mà em bé vẫn ở tư thế ngôi ngược.

Tư thế nào của bé được được gọi là ngôi ngược?

Bình thường, khi sinh, phần đầu của bé sẽ ra trước. Nếu phần chân, gối ra trước sẽ được gọi là ngôi ngược. Giữa tuần thứ 29 đến 32, khoảng 15% bé sẽ bắt đầu xoay mông xuống dưới. Tư thế này rất thường gặp ở quý thứ hai. Về cơ bản, nguy cơ ngôi ngược liên quan đến tuổi thai của bé.

Khi các mẹ bầu chuần bị đến lúc vượt cạn, đa số các bé nằm nghiêng, mặt bé quay sang trái hoặc phải của mẹ. Với ngôi ngược, đầu của bé sẽ nằm trong vùng dưới cơ hoành và khung sườn. Một trong những dấu hiệu để chẩn đoán ngôi ngược là sờ vào vùng sườn sẽ chạm được khối tròn và cứng.

Hầu hết các loại ngôi thai ngược thường có các tư thế như sau:

Ngôi mông đủ: phần mông sẽ được sinh ra trước, đầu gối bé co lại, đùi gập vào người, tư thế ngồi xổm này như tư thế điển hình của thai trong bụng mẹ.

Ngôi mông thiếu: phần mông bé ra trước, chân duỗi thẳng lên đầu.

Ngôi ngược kiểu chân: chân bé sẽ thấp hơn mông. Khi sinh, chân bé sẽ ra trước.

Tại sao phải mổ đẻ ngôi ngược?

Mổ đẻ ngôi ngược hay còn gọi là sinh ngược một số mẹ bầu nên biết
Khi bé yêu đang ở tư thế ngôi ngược mẹ bầu nên làm theo lời khuyên của bác sĩ nhé

Việc này phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của bà bầu và tư thế của bé. Nếu bé có ngôi mông thiếu chẳng hạn, bác sĩ sẽ vẫn có thể cho sinh thường mặc dù không thể chắc chắn là thành công 100%.

Tuy nhiên hầu hết các ca mổ đẻ ngôi ngược chiếm đến 97% theo thông kê mới đây.

Tử cung co thắt như nhau đối với mọi loại ngôi. Tuy nhiên, áp lực tác dụng lên vùng mông sẽ không nhiều bằng vùng đầu nên thời gian chuyển dạ có thể sẽ kéo dài hơn. Bà bầu sẽ mệt và đuối hơn điều này sẽ nguy hiểm tới thai nhi nếu mẹ bầu đuối sức.

Sa dây rốn là biến chứng thường gặp trong ngôi ngược. Nếu là ngôi thường, đầu bé sẽ chiếm đầy vùng chậu của mẹ. Trong khi mông và chân thường ít chiếm thể tích hơn nên không gian rộng rãi đủ chỗ cho dây rốn trượt xuống và ra ngoài. Khi sa dây rốn, không khí và nhiệt độ bên ngoài sẽ làm dây rốn co quắp lại. Quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho bé sẽ bị ngưng trệ.

Khi phần thân đã ra ngoài, phần đầu bé có thể bị kẹt lại. Hậu quả là bé có thể thiếu oxy và thời gian sinh kéo dài. Trường hợp xấu nhất có thể phải mổ để cứu bé. Nếu đầu bé ra trước, đầu bé sẽ giúp âm đạo của mẹ giãn nở đủ mức cần thiết cho đầu ra. Ngược lại, khi đầu ra sau, âm đạo chưa đủ rộng để đầu ra.  Tư thế đầu lúc này cũng không có tác dụng nong âm đạo được. Mà càng chờ lâu sẽ càng nguy hiểm cho bé.

Hầu hết các ca ngôi ngược hiện này đều được các bác sĩ chỉ định mổ đẻ ngôi  ngược để đảm bảo an toàn cho bé yêu và mẹ bầu cũng đỡ mất quá nhiều sức lực.

Nếu bé yêu của bạn đang trong tư thế ngôi ngược thì cũng đừng nên quá lo lắng, hãy làm theo lời khuyên và chỉ dẫn của bác sĩ để có một cuộc vượt cạn thành công.

Xem thêm:Có nên học tập cách sinh con tại nhà như nước ngoài hay không?

https://phunu.info.vn/suc-khoe/mang-thai/co-nen-hoc-tap-cach-sinh-con-tai-nha-nhu-nuoc-ngoai-hay-khong.html