Đối với những mẹ sắp đến ngưỡng sinh, đặc biệt là sinh mổ, cần phải chuẩn bị đồ thật kỹ lưỡng, đầy đủ. Thấu hiểu tâm lý này, bài viết sẽ hướng dẫn các mẹ chuẩn bị đồ đi sinh mổ.
Khi đi khám tiền sản cuối thai kỳ, mẹ sẽ được thông báo thời gian dự kiến sinh và hình thức sinh mổ hoặc sinh thường. Những mẹ được thông báo sinh mổ thường có tâm lý hoang mang, lo lắng hơn sinh thường. Nếu được chỉ định sinh mổ, đừng quá lo lắng, mẹ bầu nên tìm hiểu hết các bước sinh mổ và chuẩn bị thật tốt để lên bàn đẻ. Sau đây là những hướng dẫn chuẩn bị đồ đi sinh mổ cho mẹ hữu ích nhất.
Cần chuẩn bị đồ đi sinh mổ như thế nào?
Đồ vật cần chuẩn bị
Đối với các mẹ sinh thường, họ chỉ ở lại bệnh viện từ 1 – 2 ngày sau sinh. CÒn với mẹ sinh mổ, thời gian nằm viện lâu hơn, từ 3 – 5 ngày. Do đó mẹ cần chuẩn bị đồ đi sinh mổ thật kỹ lưỡng, đầy đủ. Mẹ nhớ mang theo:
- Quần lót lưng cao để không gây kích ứng với vế mổ
- Băng vệ sinh
- Tất dày
- Quần áo rộng, tốt nhất nên mang áo có nút cài để dễ dàng cho bé bú sữa mẹ
- Dép đi trong nhà có đế chống trơn trượt
- Dầu xoa bóp
- Thực phẩm giàu chất xơ như nho, mận khô
- Gối, chăn nhỏ để hỗ trợ bụng khi hoạt động gây ảnh hưởng đến căng cơ bụng

Việc cần làm trước khi đi sinh mổ
Cạo sạch vùng kín
Hậu hết các bệnh viện đều sẽ giúp bạn làm việc này nhưng bạn nên tự mình vệ sinh để tránh tình huống nhạy cảm.
Không ăn uống trước khi sinh mổ
Trước 8 tiếng khi mổ, bạn không nên ăn hoặc uống gì, kể cả ăn uống nhẹ nhàng. Đêm trước ngày mổ chỉ nên uống gì đó dễ tiêu, không nên ăn bánh ngọt, kem, sữa… sẽ gây đầy bụng. Các loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ gây khó khăn cho quá trình mổ nên bạn cũng không nên ăn. Nếu cần uống thuốc thì chỉ nên uống ngụm nhỏ, uống theo chỉ định của bác sĩ.
Lý do là bởi, trước khi mổ, sản phụ đều được gây tê và gây mê. Khi bắt đầu gây mê hoặc tê, nếu dạ dày bị đầy bởi thức ăn và nước thì có nguy cơ bị trào ngược lên phổi, thậm chí có nguy cơ tử vong do tắc nghẽn đường thở hoặc tử vong muộn do biến chứng viêm phổi, xẹp phổi.
Lưu ý sau sinh mổ
Quá trình cho bé bú
Không nên lo sợ tác dụng của thuốc gây mê hoặc tê ảnh hưởng đến sữa mà không cho bé bú. Bạn có thể cho bé bú bình thường. Nên nhờ người thân hoặc y tá hỗ trợ để tránh chạm vào vết mổ. Chỉ nên bế bé và cho bú khi hết tác dụng của thuốc mê không ảnh hưởng nhiều lên cơ thể.
Xin thuốc giảm đau
Sau 48 tiếng sinh mổ, mẹ có thể buồn nôn hoặc ngứa rát toàn thân. Hãy nhờ bác sĩ tiêm thuốc giảm đau phù hợp, không ảnh hưởng đến sữa. Đừng nên cắn răng chịu đựng vì sẽ tác động lớn đến tâm trạng và nguồn sữa.
Trên đây là một số hướng dẫn chuẩn bị đồ đi sinh mổ và lưu ý sau sinh. Chúc bạn mẹ tròn con vuông!