Thông thường, các mẹ bầu thường có hiện tượng ốm nghén khi ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại không có. Vậy nguyên nhân vì sao mẹ bầu không bị ốm nghén khi mang thai?
Nguyên nhân không bị ốm nghén khi mang thai
Nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu nghén nhiều, ít hay thậm chí không nghén là do nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. Theo các bác sĩ chuyên khoa sinh sản, không bị ốm nghén khi mang thai đến từ rất nhiều nguyên do, nhưng một số phổ biến đặc trưng như sau:
Một số mẹ bầu do quá bận rộn với công việc nên không nhận ra sự thay đổi trong cơ thể, nên không cảm nhận được giai đoạn ốm nghén.
Chậm kinh 1 – 2 tuần, dù que thử thai dương tính nhưng do thai chưa vào tử cung, hoặc sự phản ứng chậm của cơ thể khiến mẹ bầ chưa nhận ra dấu hiệu mang thai.
Một số nguyên nhân ít là do sảy thai khi thai chưa kịp vào tử cung. Nếu đang nghén mà trở lại bình thường quá sớm thì bạn nên đề phòng nguy cơ sảy thai hoặc lưu thai.
Không bị ốm nghén có sao không?
Không bị ốm nghén khi mang thai là hiện tượng phổ biến, hết sức bình thường. Tùy vào sự thay đổi hormone và sức khỏe mỗi người mà ốm nghén diễn ra hay không.

Các bác sĩ cũng đã cho rằng mang thai phải có những triệu chứng ốm nghén đi kèm nhưng không phải lúc nào cũng phải xảy ra ở tất cả những người phụ nữ.
Nhiều phụ nữ cho rằng càng không ốm nghén càng tốt bởi ốm nghén khiến cơ thể người phụ nữ mệt mỏi, chán nản, ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều.
Tùy theo từng người mà ốm nghén diễn ra theo nhiều biểu hiện khác nhau, có thể là buồn nôn, thèm chua, chán ăn…
Không ốm nghén là biểu hiện bình thường, thậm chí đáng mừng. Nhiều người còn khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng hơn trong thời kỳ này.
Mang thai nhưng không bị ốm nghén thì con có kém thông minh?
Hiện tượng ốm nghén khi có bầu là do phản ứng từ hệ thống miễn dịch của mẹ khi bắt đầu có sự xuất hiện của bé. Thời gian đầu khi chưa thích nghi được sẽ có trạng thái ốm nghén. Nhưng càng về sau, sự thích ứng càng tăng nên ốm nghén giảm dần và mất đi.
Những người không ốm nghén là họ thích ứng được ngay với sự thay đổi của cơ thể. Chưa có bất cứ bằng chứng nào cho rằng mang thai không bị ốm nghén sẽ khiến con kém thông minh.
Có bầu mà không bị ốm nghén thì sinh trai hay gái?
Theo các ông bà từ thời xưa, nếu mẹ bầu thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn mửa vào buổi sáng, khả năng sinh bé gái rất cao. Nếu người không bị ốm nghén khi mang thai thì có dấu hiệu của việc sinh con trai.
Bởi, quá trình sản sinh hormone khi mang thai bé gái sẽ nhiều hơn và khiến mẹ bầu ốm nghén nặng hơn.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là phán đoán dựa trên kinh nghiệm. Mẹ bầu nên chờ đến tuần thai thứ 20 để siêu âm đảm bảo chính xác hơn.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề không bị ốm nghén khi mang thai. Hi vọng mẹ bầu rút được những bài học bổ ích.
Xem thêm: >>> Bà bầu có thai bao lâu thì bị ốm nghén?