Những điều cần biết về thụ tinh ống nghiệm

0
17
Những điều cần biết về thụ tinh ống nghiệm
Thụ tinh ống nghiệm dành cho vợ chồng vô sinh hoặc hiếm muộn

Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp dành cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn đang có nguyện vọng có con. Vậy bạn đã biết gì về thụ tinh ống nghiệm. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nó không hẳn là dễ dàng, đặc biệt với những cặp vợ chồng vô sinh chưa có kiến thức về phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc, băn khoăn về phương pháp thụ tinh ống nghiệm.

Thụ tinh ống nghiệm là gì?

Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp y khoa phức tạp, chuyên sử dụng cho những cặp vợ chồng không có khả năng sinh đẻ tự nhiên.

Đây là phương pháp y khoa tiên tiến trên thế giới, hỗ trợ sinh sản thuộc dạng bậc nhất hiện nay. Đây được xem như “cứu tinh” cho các cặp vợ chồng gần như hết hy vọng vào việc sinh con tự nhiên.

Những điều cần biết về thụ tinh ống nghiệm
Thụ tinh ống nghiệm dành cho vợ chồng vô sinh hoặc hiếm muộn

Tại sao phải thực hiện thụ tinh ống nghiệm?

Những trường hợp cặp vợ chồng phải tìm đến thụ tinh ống nghiệm là do:

Ống dẫn trứng bị tổn thương, bị tắc nghẽn, dẫn đến trứng khó thụ tinh, không thể di chuyển và làm tổ ở tử cung.

Rối loạn phóng noãn: Rụng trứng không thường xuyên làm rối loạn quá trình phóng noãn.

Suy buồng trứng sớm trước tuổi 40. Không tạo ra được hormone estrogen cần thiết hoặc không có sự rụng trứng thường xuyên.

U xơ tử cung: Phụ nữ thường mắc u xơ tử cung ở tuổi 30 – 40, khiến thụ thai tự nhiên gặp khó khăn.

Ít tinh trùng hoặc tinh trùng yếu: Nồng đô tinh trùng dưới mức trung bình, sự di chuyển của tinh trùng rất chậm, biến dạng về kích thước…

Nguyên nhân không xác định: Hai vợ chồng vô sinh không rõ nguyên nhân, nên gặp bác sĩ để xem xét kỹ càng hơn.

Các bước thụ tinh trong ống nghiệm

Bước 1: Kích thích trứng

Bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp như sau:

Kích thích trứng bằng cách tiêm hormone: Phụ nữ sẽ được tiêm thuốc chứa hormone kích nang trứng phát triển trong 10 – 12 ngày. Đồng thời, bạn sẽ đi xét nghiệm theo dõi sự phát triển của nang noãn.

Ngăn rụng trứng sớm: Dùng thuốc để ngăn rụng trứng sớm sẽ giảm thiểu sự rủi ro thụ tinh ống nghiệm.

Bổ sung progesterone: Ngày lấy trứng hoặc tiến hành chuyển phôi, bác sĩ sẽ bổ sung progesterone để niêm mạc tử cung dày lên, làm cho phôi thai dễ bám dính.

Bước 2: Chọc hút trứng và lấy tinh trùng

Tiêm thuốc cuối từ 34 – 36 giờ trước khi rụng trứng. Trứng được lấy ra bằng kim và thiết bị hút. Thao tác này tiến hành trong khoảng 20 phút. Đặt trứng trong chất lỏng dinh dưỡng và ủ. Trứng khỏe mạnh sẽ trộn với tinh trùng để tiến hành thụ thai.

Bước 3: Tạo phôi

Tạo phôi bằng 2 cách:

Thụ tinh: Trộn tinh trùng và trứng, ủ qua đêm.

Tiêm tình trùng ICSI: Tinh trùng khỏe sẽ được tiêm vào trứng.

Sau khi thụ tinh sẽ nuôi cấy phôi trong 2 – 5 ngày. Bạn sẽ dùng thuốc đặt âm đạo để chuẩn bị chuyển phôi.

Bước 4: Chọn phôi để cấy ghép và trữ đông

Bước 5: Chuyển phôi

Bước này sẽ thực hiện sau 2 – 6 ngày lấy trứng.

Bước 6: Thử thai

Bác sĩ sẽ xét nghiệm nồng độ hCG trong nước tiểu để xác định có thai hay không sau 2 tuần chuyển phôi.

Trên đây là thông tin về thụ tinh ống nghiệm. Hi vọng bạn sẽ sớm có thai như mong muốn.

>>> Dấu hiệu mang thai tuần đầu có thể bạn không nhận ra