Hiện tượng phù chân khi mang thai khoog phải quá hiếm gặp, đặc biệt ở vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Không những gây khó khăn trong việc di chuyển mà còn tiềm ẩn nguy cơ tiền sản giật.
Nguyên nhân gây phù chân khi mang thai
Có 3 nguyên nhân chính khiến phụ nữ phù chân khi mang thai:
Cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra lượng máu và chất lỏng nhiều hơn trong quá trình mang thai để có thể nuôi dưỡng thai nhi. Lượng máu và chất lỏng này nhiều hơn 50% so với bình thường.
Tử cung sẽ lớn dần lên khi thai lớn. Khi này sẽ tạo áp lực, chèn lên tĩnh mạch chủ dưới. Khi sức ép càng lớn thì máu sẽ càng nhiều ở chân, gây hiện tượng phù nề, đặc biệt ở vùng mắt cá, bàn chân.
Trong thai kỳ, sự thay đổi hormone cũng khiến dẫn đến hiện tượng phù chân. Hormone thay đổi khiến thành mạch trở nên mềm, gây khó khăn trong quá trình vận chuyển máu từ các chi dưới về tim.
Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân như mang giày cao gót, làm việc nặng, ăn nhiều muối, thiếu kali, thời tiết nắng nóng.
Phụ nữ bị phù chân khi mang thai có sao không?
Đây là hiện tượng bình thường, xảy ra ở hầu hết những phụ nữ mang thai. Khi sinh con xong, dấu hiệu phù chân khi mang thai sẽ hết.
Nếu có biến chứng sau thì nên đi gặp bác sĩ ngay:
Sưng phù chân nhiều ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm.
Phù ở tay và mặt.
Đau đầu.
Nhìn mọi thứ không rõ ràng, lờ mờ.
Xương sương đau nhức dữ dội.
Nôn mửa.
Những dấu hiệu này cảnh báo cho chứng tiền sản giật. Đây là hội chứng huyết áp cao, kết hợp với sự tăng cao của protein trong nước tiểu.
Nó sẽ biến mất sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu mẹ bầu không điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Nếu một chân sưng phù to hơn chân còn lại, tức là bạn đang mắc vấn đề về tim mạch. Đó là hiện tượng đông máu ở tĩnh mạch sâu dưới chân.

Làm sao để giảm thiểu tình trạng phù chân khi mang thai
Hiện tượng sưng phù rất phổ biến khi mang thai và sẽ mất đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, việc sưng phù chân sẽ khiến mẹ bầu không được thoải mái trong việc sinh hoạt, đi lại. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:
Hạn chế đứng quá lâu mà không di chuyển. Khi ngồi, nên duỗi thẳng chân, không vắt chéo vì máu sẽ khó lưu thông. Kê cao chân bằng gối.
Thường xuyên massage cho bàn chân. Những cách này sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm phù nề, ngăn ngừa nguy cơ bị chuột rút.
Mang giày dép thoải mái, không nên đi giày cao gót, giày chật.
Hạn chế đeo tất.
Uống nhiều nước mỗi ngày. Nên uống 10 cốc nước mỗi ngày, tương đương 2.4 ml/ ngày.
Ngâm chân trước khi đi ngủ giúp tuần hoàn máu tốt, giảm sưng phù.
Hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn.
Không nên ăn nhiều thực phẩm bảo quản, chứa nhiều chất béo.
Giảm sử dụng chất caffein trong cafe.
Nếu làm theo những cách trên mà vẫn chưa thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ tại cơ sở y tế uy tín.