Tiêm phòng uống ván cho bà bầu là vấn đề vô cùng cần thiết. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn những thông tin về việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu đúng nhất.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trong thời gian mang thai là rất cần thiết, không thể bỏ lỡ. Bên cạnh một chế độ nghỉ dưỡng, sinh hoạt điều độ, bà bầu cần tiêm phòng vắc – xin để đảm bảo ngăn chặn mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra.
Trước khi mang thai, chị em phụ nữ sẽ được tiêm vắc – xin phòng sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, ho gà, uốn ván… Khi bước vào thời kỳ mang thai chính thức, bà bầu chỉ cần tiêm uốn ván vào đúng thời điểm để ngăn chặn tác nhân gây bệnh.

Tầm quan trọng của việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỷ lệ tử vong khá cao do vi khuẩn Clostridium tetan tác động rất mạnh. Nó có mặt ở mọi nơi, khả năng sinh sôi và phát triển rất nhanh.
Tỷ lệ tử vong do uốn ván lên đến 90%. Trẻ sơ sinh mắc phải có thể tử vong. Người có vết thương hở ngoài da, phụ nữ trong quá trình chuyển sạ, trẻ sơ sinh qua cắt rốn… có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là vô cùng quan trọng. Nó giúp bảo vệ thai kỳ khỏi tác nhân nguy hiểm, khi chuyển dạ có thể ngăn chặn trực khuẩn tấn công.
Thời điểm tiêm phòng uốn ván
Với phụ nữ mang thai lần đầu, bạn sẽ được tiêm 2 mũi:
Mũi 1: Tiêm khi thai được 20 tuần trở lên, không nên tiêm sớm thai nhi chưa ổn định vào những tuần đầu.
Mũi 2: Được tiêm ít nhất 20 ngày và tiêm trước khi sinh ít nhất 20 ngày.
Tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ có ảnh hưởng đến bé?
Nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không. Thực chất việc tiêm phòng là tiêm trước phơi nhiễm, tạo kháng thể để tránh lây nhiễm khi chuyển dạ, bên cạnh đó, hỗ trợ sang cơ thể bé, hạn chế nhiễm trùng khi cắt dây rốn.
Do đó, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu không hề ảnh hưởng đến thai nhi, mà còn bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con.
Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván
Tiêm phòng uốn ván có thể gây sưng đau tại chỗ hoặc gây dị ứng. Đây là tác dụng phụ không quá nghiêm trọng, nó sẽ tự khỏi, không cần phải dùng thuốc hay chườm đắp.
Nên tiêm phòng uốn ván từ tuần thứ 20 trở đi, mũi cuối cách ngày sinh ít nhất 1 tháng.
Dựa vào tuổi thai và số lần mang thai để tiêm phòng uốn ván. Mẹ bầu không nên tự ý đi tiêm.
Trong thời gian mang thai, Bộ Y tế quy định chỉ được tiêm uốn ván. Từ 27 – 35 tuần có thể tiêm phòng vắc –xin phòng ho gà. Nếu bị vật nuôi như chó, mèo, khỉ… cắn, chị em chỉ cần tiêm phòng dại theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu. Hi vọng mẹ bầu trang bị đầy đủ kiến thức để giúp cơ thể tránh khỏi những bệnh không đáng có.