Mụn cóc khiến người bệnh trở nên khó chịu, thiếu tự tin. Để giúp người bệnh thoát khỏi nỗi sợ mụn cóc, bài viết sẽ giúp bạn trị mụn cóc bằng mẹo cực hiệu quả mà không tốn quá nhiều tiền.
Gần một nửa dân số trên thế giới đều mắc phải mụn cóc, tái phát nhiều lần, đặc biệt với đất nước nông nghiệp như Việt Nam, số người mắc phải ngày càng cao.
Đây là bệnh không quá nguy hiểm, có thể trị mụn cóc bằng mẹo hiệu quả từ những thực vật trong đời sống.
Dấu hiệu nhận biết mụn cóc
Virus HPV – human papilloma virus xâm nhập qua các vết thương tổn, trầy xước trên da, tạo nên mụn cóc. Virus này khá lành tính, chỉ gây sẩn ngoài da.
Mụn cóc nổi sẩn trên da có kích thước từ 2 milimet đến 2 centime, màu xám đục. Mụn thường mọc ở bàn tay, chân, móng.
Người bệnh nên lưu ý khi mắc bởi mụn cóc có thể lây qua người khác bằng việc sờ, nắm, dùng chung đồ cá nhân như khăn tắm, giày dép, quần áo.
Mụn cục lan nhanh sang các vùng lân cận nếu người bệnh liên tục gãi, cào. 70% trường hợp sẽ tự mất trong 3 tháng, không để lại sẹo trong 6 tháng. Tốt nhất bạn nên điều trị sớm nếu có dấu hiệu của mụn cóc.

Trị mụn cóc bằng mẹo cực đơn giản
Mụn cóc mọc ngoài da không quá nguy hiểm. Để tiết kiệm, bạn có thể sử dụng mẹo dân gian từ nhiều đời nay mà không cần đến các biện pháp hiện đại như tiểu phẫu, đốt điện.
Trị mụn cóc bằng tỏi
Trị mụn cóc theo nhiều y bác sĩ, tỏi là phương pháp có tính khoa học nhất. Tỏi có nhiều hoạt chất như lưu huỳnh, dianllil, azooene có tính kháng khuẩn, sát trùng.
Tỏi còn gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn, chống lão hóa tốt.
Bạn có thể giã tỏi để lấy nước cốt, sau đó thêm 1 thìa cà phê mật ong. Thoa lên vùng da bị mụn cóc, massage khoảng 10 phút. Thực hiện nhiều lần sẽ có kết quả tốt.
Hoặc bạn có thể cắt thành nhiều lát mỏng sau đó chà nhẹ lên vết thương, mỗi ngày làm 1 – 2 lần.
Không bôi tỏi lên vùng da lành, hạn chế tiếp xúc với nước trong quá trình thực hiện.
Lá tía tô
Lá tía tô có tính ấm, chứa nhiều vitamin như A, C cùng khoáng chất canxi, photpho có khả năng chống viêm cao.
Lấy khoảng 200 gam tía tô và giã nhỏ, đắp lên vùng da có mụn cóc. Sau 30 phút, rửa sạch với nước ấm.
Ngâm nước nóng
Ngâm nước nóng sẽ giúp vùng da mềm lại, loại bỏ được các tế bào chết. Có thể thêm giấm trắng, muối tinh để khử trùng hiệu quả.
Vỏ chuối xanh
Vỏ chuối xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa lutein, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Bạn lột vỏ chuốt xanh sau đó chà lên vùng da có mụn cóc, cố định lại bằng gạc hoặc băng dính. Đắp liên tục trong vòng 1 tháng sẽ có tác dụng.
Lưu ý khi trị mụn cóc bằng mẹo dân gian
Với mụn có ở chân, bạn nên chọn loại giày, dép vừa vặn. Nên thay tất, miếng lót thường xuyên.
Với những cách dùng tỏi hay gừng có tính nóng, do đó chỉ bôi lên vùng da có mụn, không bôi lan sang vùng khác, tránh bị bỏng.
Thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ, nên băng bó lại để tránh làm xô lệch vị trí của thuốc đắp lên.
Trị mụn cóc bằng mẹo khá đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Hi vọng bạn sẽ thành công với những cách này.
>>> Những tác dụng đáng kể của củ năng và những điều cần lưu ý